Hàm DB và DDB trong excel.


Hàm DB()

Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định (fixed-declining balance method) trong một khoảng thời gian xác định.


Cú pháp
: = DB(costsalvagelifeperiod, month)

Cost : Giá trị ban đầu của tài sản

Salvage
 : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao)

Life
 : Hạn sử dụng của tài sản. 

Period
 : Kỳ muốn tính khấu hao. Period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với Life. 

Month
 : Số tháng trong năm đầu tiên (nếu bỏ qua, mặc định là 12)


Lưu ý
:

·         Phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định (fixed-declining balance method) sẽ tính khấu hao theo một tỷ suất cố định. DB() dùng công thức sau đây để tính khấu hao trong một kỳ:


DB = (cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * rate

Trong đó: rate = 1 – ((salvage / cost) ^ (1 / life)), được làm tròn tới 3 số lẻ thập phân.


·         Khấu hao kỳ đầu và kỳ cuối là những trường hợp đặc biệt:


Với kỳ đầu, DB() sử dụng công thức = cost * rate * month / 12

Với kỳ cuối, DB() sử dụng công thức = (cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * rate * (12 – month) / 12




Ví dụ
:

·         Tính số tiền khấu hao trong tất cả các kỳ của một tài sản có giá trị khi mua vào ngày 1/6/2008 là $1,000,000, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử dụng 6 năm là $100,000 ?


Vì mua vào tháng 6, nên năm đầu tiên chỉ tính khấu hao cho 7 tháng, 5 tháng còn lại sẽ tính vào năm thứ 7. 
Số tiền khấu hao trong các năm như sau:

Năm đầu tiên: = DB(1000000, 100000, 6, 1, 7) = $186,083.33

Năm thứ hai: = DB(1000000, 100000, 6, 2, 7) = $259,639.42

Năm thứ ba: = DB(1000000, 100000, 6, 3, 7) = $176,814.44

Năm thứ tư: = DB(1000000, 100000, 6, 4, 7) = $120,410.64

Năm thứ năm: = DB(1000000, 100000, 5, 7) = $81,999.64

Năm thứ sáu: = DB(1000000, 100000, 6, 7) = $55,841.76

Năm cuối cùng: = DB(1000000, 100000, 7, 7) = $15,845.10

Hàm DDB()

Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép (double-declining balance method), hay giảm dần theo một tỷ lệ nào đó, trong một khoảng thời gian xác định.


Cú pháp
: = DDB(costsalvagelifeperiod, factor)

Cost : Giá trị ban đầu của tài sản

Salvage
 : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi khấu hao)

Life
 : Hạn sử dụng của tài sản. 

Period
 : Kỳ muốn tính khấu hao. Period phải sử dụng cùng một đơn vị tính toán với Life. 

Factor
 : Tỷ lệ để giảm dần số dư (nếu bỏ qua, mặc định là 2, tức sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép)


Lưu ý
:

·         Phương pháp số dư giảm dần theo một tỷ lệ định sẵn sẽ tính khấu hao theo tỷ suất tăng dần, tức là khấu hao cao nhất ở kỳ đầu, và giảm dần ở các kỳ kế tiếp theo tỷ lệ đã được định sẵn (giảm dần kép là sử dụng tỷ lệ giảm dần = 2). DDB() dùng công thức sau đây để tính khấu hao trong một kỳ:


DDB = MIN((cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * (factor / life), (cost – salvage – tổng khấu hao các kỳ trước))

·         Hãy thay đổi factor, nếu không muốn sử dụng phương pháp số dư giảm dần kép.

·         Tất cả các tham số phải là những số dương.



Ví dụ
:

·         Với một tài sản có giá trị khi mua vào là $2,400, giá trị thu hồi được của sản phẩm khi hết hạn sử dụng là $300, hạn sử dụng là 10 năm, ta có những con số khấu hao như sau đây:


Khấu hao cho ngày đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:

= DDB(2400, 300, 10*365, 1) = $1.32

Khấu hao tháng đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:

= DDB(2400, 300, 10*12, 1) = $40

Khấu hao năm đầu tiên, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:

= DDB(2400, 300, 10, 1) = $480

Khấu hao năm thứ 10, dùng phương pháp số dư giảm dần kép:

= DDB(2400, 300, 10, 10) = $22.12

Khấu hao năm thứ 2, dùng phương pháp số dư giảm dần theo tỷ lệ 1.5:

= DDB(2400, 300, 10, 2, 1.5) = $306


nguồn : giaiphapexcel

Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc  khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:



Khóa học kế toán ngắn hạn

Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM

Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế


Đăng nhận xét - bình luận