Hàm DATE, DATEVALUE,WEEKDAY,WEEKNUM trong excel.


Hàm DATE()

Trả về một ngày tháng năm nào đó

Cú pháp: = DATE(year, month, day)

year: Số chỉ năm

Con số này có thể là 1 đến 4 ký số. 
- Nếu nhỏ hơn 1900, Excel sẽ tự động cộng thêm 1900 vào để tính (ví dụ year = 100 thì Excel sẽ hiểu đó là năm 2000)
- Nếu từ 1900 đến 9999, thì Excel sẽ coi đó chính là năm cần tính
- Nếu nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn 10.000, Excel sẽ báo lỗi #NUM!


month
: Số chỉ tháng

Nếu con số này lớn hơn 12, thì Excel sẽ tự động quy đổi thành 12 bằng 1 năm và tăng số năm lên.


day
: Số chỉ ngày

Nếu con số này lớn hơn số ngày của tháng, thì Excel sẽ tự động quy đổi thành số ngày nhiều nhất của tháng cho phù hợp và tăng số tháng lên, nếu cần thì tăng cả số năm lên luôn.

Ví dụ

DATE(2007, 12, 25) = Giáng Sinh năm 2007 

DATE(2007, 12, 32) = 01/01/2008 

DATE(2007, 13, 25) = 25/01/2008 

DATE(7, 25, 32) = 01/02/1909

(số ngày (date) = 32, lớn hơn số ngày nhiều nhất của một tháng (31), do đó, Excel sẽ lấy ngày là 01, và tăng số tháng (month) thêm 1; số tháng (month) = 25 + 1 = 26 = 2 + (2 x 12), do đó Excel sẽ lấy tháng là 02, và tăng số năm thêm 2; số năm (year) = 7 + 2 = 9, Excel sẽ cộng thêm 1900 = 1909)

·         Hàm DATE() rất hữu dụng khi year, month, day là những công thức mà không phải là một con số, nó sẽ giúp chúng ta tính toán chính xác hơn

·         Khi nhập hàm DATE(), bạn phải cẩn thận thứ tự year, month, day, vì nó rất dễ nhầm lẫn (theo kiểu VN chúng ta: ngày, tháng, năm)

Hàm DATEVALUE()

Chuyển đổi một chuỗi văn bản có dạng ngày tháng năm thành một giá trị ngày tháng năm để có thể tính toán được

Cú pháp= DATEVALUE(date_text)

date_text: Chuỗi văn bản cần chuyển đổi

·         date_text có giới hạn trong khoảng từ 01/01/1900 đến 31/12/9999, nếu nằm ngoài khoảng này, hàm sẽ báo lỗi #VALUE!

·         date_text phải được nhập trong cặp dấu móc kép ("")

·         Nếu date_text chỉ có hai phần, Excel sẽ hiểu như sau: nếu phần sau là một giá trị < 13 và phần đầu là một giá trị < 32, nó xem như phần đầu là ngày, phần sau là tháng, và lấy năm hiện hành làm giá trị để tính năm; còn nếu phần sau là một giá trị > 12 và phần đầu là một giá trị < 13, nó xem như phần đầu là tháng, phần sau là năm, và cho giá trị tính ngày là 1.


Ví dụ:

DATEVALUE("25/12/2007") = 39441 (= 25/12/2007)

DATEVALUE("25/12") = 39807 (= 25/12/2008)

DATEVALUE("12/25") = 45992 (= 01/12/2025)

DATEVALUE("12/25/2007") = #VALUE!

DATEVALUE("25 December 2009") = 40172 = 25/12/2009

 

Hàm WEEKDAY()

Cho biết số thứ tự của ngày trong tuần

Cú pháp: = WEEKDAY(serial_number [, return_type])

serial_number: Biểu thức ngày tháng hoặc là một con số chỉ giá trị ngày tháng 

return_type: Chọn kiểu kết quả trả về

·         return_type = 1 (mặc định): Chủ Nhật là 1 (thứ Bảy là 7)

·         return_type = 2: Thứ Hai là 1 (Chủ Nhật là 7)

·         return_type = 3: Thứ Hai là 0 (Chủ Nhật là 6)

Ví dụ: (Today = 03/01/2008)

WEEKDAY(TODAY()) = 5
WEEKDAY(TODAY(), 2) = 4
WEEKDAY(TODAY(), 3) = 3



Hàm WEEKNUM()

Cho biết số thứ tự của tuần trong năm

Cú pháp: = WEEKNUM(serial_number [, return_type])

serial_number: Biểu thức ngày tháng hoặc là một con số chỉ giá trị ngày tháng 

return_type: Chọn kiểu trả về (tùy thuộc vào cách chọn ngày đầu tiên trong tuần)

·         return_type = 1 (mặc định): Chủ Nhật là ngày đầu tuần

·         return_type = 2: Thứ Hai là ngày đầu tuần

Ví dụ: Thử xem ngày hạnh phúc của ANHPHUONG nằm vào tuần nào trong năm nay...

WEEKNUM("06/01/2008") = 2

nguồn : giaiphapexcel

Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc  khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:



Khóa học kế toán ngắn hạn

Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM

Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế



Đăng nhận xét - bình luận

Tin liên quan