Hàm FV và PV trong excel.


Hàm FV()

Tính giá trị tương lai (Future Value) của một khoản đầu tư có lãi suất cố định và được chi trả cố định theo kỳ với các khoản bằng nhau mỗi kỳ. 


Cú pháp
: = FV(ratenperpmt [, pv] [, type])

Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12. 
Ví dụ, nếu bạn kiếm được một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate.

Nper
 : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12.
Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper.

Pmt
 : Số tiền chi trả (hoặc gửi thêm vào) trong mỗi kỳ. Số tiền này sẽ không thay đổi theo số tiền trả hằng năm. Nói chung, pmt bao gồm tiền gốc và tiền lãi, không bao gồm lệ phí và thuế. Nếu pmt = 0 thì bắt buộc phải có pv.

Pv
 : Giá trị hiện tại (hiện giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai. Nếu bỏ qua pv, trị mặc định củapv sẽ là zero (0), và khi đó bắt buộc phải cung cấp giá trị cho pmt (xem thêm hàm PV)

Type
 : Hình thức tính lãi: 

= 0 : Tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo


Lưu ý
:

·         Rate và Nper phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu trả lãi hằng tháng thì dùng 10%/12 cho rate và 4*12 cho nper; còn nếu trả lãi hằng năm thì dùng 10% cho rate và 4 cho nper.

·         Tất cả các đối số thể hiện số tiền mặt "mất đi" (như gửi tiết kiệm, mua trái phiếu...) cần phải được nhập với một số âm; còn các đối số thể hiện số tiền "nhận được" (như tiền lãi đã rút trước, lợi tức nhận được...) cần được nhập với số dương.



Ví dụ
:

·         Một người gửi vào ngân hàng $10,000 với lãi suất 5% một năm, và trong các năm sau, mỗi năm gửi thêm vào $200, trong 10 năm. Vậy khi đáo hạn (10 năm sau), người đó sẽ có được số tiền là bao nhiêu ?


= FV(5%, 10, -200, -10000, 1) = $18,930.30

Hàm PV()

Tính giá trị hiện tại (Present Value) của một khoản đầu tư.


Cú pháp
: = PV(ratenperpmt, fv, type)

Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12. 
Ví dụ, nếu bạn kiếm được một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate.

Nper
 : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12.
Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper.

Pmt
 : Số tiền phải trả (hoặc gửi thêm vào) trong mỗi kỳ. Số tiền này sẽ không thay đổi trong suốt năm. Nói chung, pmt bao gồm tiền gốc và tiền lãi, không bao gồm lệ phí và thuế. Ví dụ, số tiền phải trả hằng tháng là $10,000 cho khoản vay mua xe trong 4 năm với lãi suất 12% một năm là $263.33; bạn có thể nhập -263.33 vào công thức làm giá trị cho pmt.
Nếu pmt = 0 thì bắt buộc phải có fv.

Fv
 : Giá trị tương lại. Với một khoản vay, thì nó là số tiền nợ gốc còn lại sau lần trả lãi sau cùng; nếu là một khoản đầu tư, thì nó là số tiền sẽ có được khi đáo hạn. Nếu bỏ qua fv, trị mặc định của fv sẽ là zero (0), và khi đó bắt buộc phải cung cấp giá trị cho pmt (xem thêm hàm FV)
Ví dụ, bạn muốn tiết kiệm $50,000 để trả cho một dự án trong 18 năm, thì $50,000 là giá trị tương lai này.

Type
 : Hình thức tính lãi: 

= 0 : Tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo


Lưu ý
:

·         Rate và Nper phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu trả lãi hằng tháng thì dùng 10%/12 cho rate và 4*12 cho nper; còn nếu trả lãi hằng năm thì dùng 10% cho rate và 4 cho nper.

·         Có lẽ nên nói một chút về khái niệm "niên kim" (annuities): Một niên kim là một loạt các đợt trả tiền mặt, được thực hiện vào mỗi kỳ liền nhau. Ví dụ, một khoản vay mua xe hơi hay một khoản thế chấp, gọi là một niên kim. 

·         Trong các hàm về niên kim kể trên, tiền mặt được chi trả thể hiện bằng số âm, tiền mặt thu nhận được thể hiện bằng số dương. Ví dụ, việc gửi $1,000 vào ngân hàng sẽ thể hiện bẳng đối số -1000 nếu bạn là người gửi tiền, và thể hiện bằng số 1000 nếu bạn là ngân hàng.

·         Một đối số trong các hàm tài chính thường phụ thuộc vào nhiều đối số khác. Nếu rate khác 0 thì:



Nếu rate bằng 0 thì:



Ví dụ
:

·         Bạn muốn có một số tiền tiết kiệm là $3,000,000 sau 10 năm, biết rằng lãi suất ngân hàng là 8% một năm, vậy từ bây giờ bạn phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền ?


= PV(8%, 10, 0, 3000000) = $1,389,580.46

nguồn : giaiphapexcel

Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc  khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:



Khóa học kế toán ngắn hạn

Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM

Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế


Đăng nhận xét - bình luận

Tin liên quan