Tài khoản 141 Tiền tạm ứng dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong đơn vị và tính hình thanh toán các khoản tạm ứng đó. Tiền tạm ứng bao gồm người được tạm ứng dưới sự phê duyệt của cấp trên dùng vào việc sử dụng đúng mục đich và nội dung công vịêc, khi kết thúc công việc tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng kèm theo chứng từ, phải thanh toán dứt điểm kỳ trước mới được tạm ứng tiếp kỳ sau, kế toán ghi chép chi tiết các khoản tạm ứng và theo dõi
Kết cấu tài khoản 141
Bên Nợ:
Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp.
Bên Có:
- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán;
- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;
- Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.
Số dư bên Nợ:
Số tạm ứng chưa thanh toán.
Hướng dẫn định khoản hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh liên quan tiền tạm ứng
1- Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động trong đơn vị, ghi:
Nợ TK 141 - Tạm ứng
Có các TK 111, 112, 152,...
2- Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:
Nợ các TK 152,153, 156, 241, 331, 621,623, 627, 642, ...
Có TK 141 - Tạm ứng.
3- Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 141 - Tạm ứng.
4- Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:
Nợ các TK 152, 153,156, 241, 621, 622, 627,...
Có TK 111- Tiền mặt.
nguồn : hocketoanthue
Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:
Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM
Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế