Quyết định số 74/QĐ-TCT ban hành Quy trình thanh tra thuế

Quyết định số 74/QĐ-TCT ban hành Quy trình thanh tra thuế


Ngày 27/1/2014, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã có  Quyết định  số 74/QĐ-TCT ban hành Quy trình thanh tra thuế, cụ thể như sau:
Phần A
QUI ĐỊNH CHUNG
I. Mục đích
Chuẩn hoá các nội dung công việc trong hoạt động thanh tra thuế.
Đảm bảo hoạt động thanh tra thuế được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, thống nhất từ Tổng cục Thuế đến Cục Thuế và Chi cục Thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.
Nâng cao năng lực hoạt động thanh tra thuế, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong công tác thanh tra thuế.
II. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các công việc trong hoạt động thanh tra chuyên ngành thuế và được áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn ngành, với các nội dung chính: Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; Thanh tra tại trụ sở người nộp thuế; Nhập dữ liệu thanh tra và báo cáo.
III. Đối tượng áp dụng
Quy trình thanh tra thuế được áp dụng cho Lãnh đạo cơ quan Thuế, bộ phận thanh tra thuế, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
Quy trình thanh tra thuế này không áp dụng đối với hoạt động thanh tra của công chức thanh tra thuế tiến hành thanh tra độc lập.
IV. Giải thích từ ngữ
Những từ ngữ sử dụng trong quy trình được hiểu như sau:
1. Bộ phận thanh tra thuế: Thanh tra Tổng cục Thuế; Phòng thanh tra thuộc Cục Thuế; Đội thanh tra thuộc Chi cục Thuế.
2. Lãnh đạo Bộ phận thanh tra: Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Thanh tra Tổng cục Thuế; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Thanh tra Cục Thuế các tỉnh, thành phố; Đội trưởng, Phó đội trưởng Đội thanh tra Chi cục thuế các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
3. Lãnh đạo cơ quan thuế: Tổng cục trưởng, các Phó Tổng cục trưởng; Cục trưởng, các Phó Cục trưởng; Chi cục trưởng, các Phó Chi cục trưởng.
4. Cơ quan thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục thuế
5. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính Phủ (Sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành thuế).
6. Trường hợp thời gian được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ theo quy định.
7. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước trừ ngày nghỉ theo quy định.
8. Bộ phận thanh tra thực hiện việc lập kế hoạch thanh tra. Trường hợp cơ quan thuế có từ hai bộ phận thanh tra trở lên thì Lãnh đạo cơ quan thuế phân công một bộ phận thanh tra chịu trách nhiệm làm đầu mối thực hiện công việc xây dựng kế hoạch thanh tra, tổng hợp, báo cáo công tác thanh tra.
Phần B
NỘI DUNG CỦA QUY TRÌNH
I. Xây dựng kế hoạch thanh tra năm.
1. Chuẩn bị xây dựng kế hoạch thanh tra năm.
1.1. Tập hợp, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế.
Bộ phận thanh tra thuế tập hợp, khai thác thông tin người nộp thuế từ các nguồn:
a) Nguồn thông tin, dữ liệu về người nộp thuế của ngành thuế (bao gồm các cơ sở dữ liệu trên hệ thống tin học của ngành và các dữ liệu khác) gồm:
- Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, các hồ sơ báo cáo về hoá đơn và các loại hồ sơ khác mà người nộp thuế gửi tới cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo tài chính của người nộp thuế.
- Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế;
- Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế: tình hình kê khai, nộp thuế; kết quả kiểm tra thuế; kết quả thực hiện thanh tra thuế của năm trước đó; tình hình miễn, giảm thuế…v.v.
- Các thông tin khác (nếu có)
b) Nguồn thông tin, dữ liệu về người nộp thuế ngoài ngành thuế (nếu có): Thông tin từ Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính Phủ; các cơ quan quản lý thuộc Bộ, Ngành, Hiệp hội ngành nghề kinh doanh; Thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí; Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế….
1.2. Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra.
Trên cơ sở hướng dẫn kế hoạch thanh tra ngành tài chính của Bộ Tài chính, căn cứ yêu cầu công tác quản lý của ngành thuế, trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Tổng cục Thuế ban hành văn bản Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra của ngành thuế.
Căn cứ văn bản Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế, Cục Thuế có văn bản Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra cho bộ phận thanh tra của Cục Thuế, Chi cục thuế chậm nhất ngày 30 tháng 10 hàng năm.
2. Xây dựng kế hoạch, duyệt kế hoạch thanh tra năm.
2.1. Tại Tổng cục Thuế.
2.1.1. Về kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế.
- Căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý thuế, văn bản Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra năm của Bộ Tài chính, Thanh tra Tổng cục Thuế lập danh mục người nộp thuế có mức độ rủi ro từ cao xuống thấp để đưa vào kế hoạch thanh tra năm của Tổng cục Thuế, trình Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế trước ngày 20 tháng 10 hàng năm.
- Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế duyệt danh mục người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh tra năm của Tổng cục Thuế, gửi đến Thanh tra Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm.
- Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra năm, Thanh tra Tổng cục Thuế trình Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế ra thông báo kế hoạch thanh tra năm của Tổng cục Thuế cho Cục Thuế quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra biết và phối hợp thực hiện.
2.1.2. Duyệt kế hoạch thanh tra của các Cục Thuế.
Căn cứ hồ sơ trình duyệt kế hoạch thanh tra năm của các Cục Thuế gửi, Thanh tra Tổng cục Thuế trình Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế ký quyết định phê duyệt và giao số lượng người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh tra thuế năm của các Cục Thuế chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm theo mẫu 01/QTTTr ban hành kèm theo quy trình này.
2.2. Tại Cục Thuế.
2.2.1. Về kế hoạch của Cục Thuế.
Bộ phận thanh tra thuế căn cứ yêu cầu công tác quản lý thuế và văn bản Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra năm của Tổng cục Thuế, trình Cục trưởng Cục Thuế hồ sơ đề nghị duyệt kế hoạch thanh tra năm và gửi đến Tổng cục Thuế (Thanh tra Tổng cục Thuế) trước ngày 25 tháng 11 hàng năm. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch gồm: thuyết minh căn cứ lập kế hoạch; danh mục người nộp thuế được thanh tra.
2.2.2 Duyệt kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế.
Căn cứ hồ sơ trình duyệt kế hoạch thanh tra năm của các Chi cục Thuế gửi, Bộ phận thanh tra thuế trình Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt và giao số lượng người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh tra thuế năm của các Chi cục Thuế chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hàng năm theo mẫu 01/QTTTr ban hành kèm theo quy trình này.
2.3. Tại Chi cục Thuế.
Bộ phận thanh tra thuế căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý thuế, văn bản Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra của Cục Thuế, trình Chi cục trưởng Chi cục Thuế hồ sơ đề nghị duyệt kế hoạch thanh tra năm gửi đến Cục Thuế trước ngày 05 tháng 12 hàng năm. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch gồm: thuyết minh căn cứ lập kế hoạch; danh mục người nộp thuế được thanh tra.
2.4. Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra:
- Trường hợp có sự trùng lắp về người nộp thuế trong kế hoạch thanh tra của cơ quan Thuế cấp dưới với kế hoạch thanh tra của cơ quan Thuế cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan Thuế cấp trên.
- Trường hợp cơ quan Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính có kế hoạch thanh tra về thuế trùng với kế hoạch thanh tra của cơ quan Thuế thì ưu tiên kế hoạch thanh tra thuế của cơ quan Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính.
2.5. Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm.
Kế hoạch thanh tra hàng năm phải được thông báo cho người nộp thuế và cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra.
Trường hợp có điều chỉnh kế hoạch thanh tra, hoặc thay đổi kế hoạch thanh tra do trùng với kế hoạch cấp trên thì thông báo lại cho người nộp thuế.
2.6. Cơ quan Thuế các cấp khi xây dựng kế hoạch thanh tra năm cần dự tính, cơ cấu để bố trí nguồn nhân lực cho thanh tra các trường hợp đột xuất nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế hàng năm và hoàn thành kế hoạch thanh tra ở mức cao nhất.
2.7. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra đối với trường hợp người nộp thuế có phạm vi hoạt động rộng, qui mô lớn như: Tập đoàn, Tổng công ty,... thì phải ghi danh sách đơn vị thành viên được đưa vào kế hoạch thanh tra.
3. Điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm.
3.1. Kế hoạch thanh tra năm đã được phê duyệt được điều chỉnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên:
Căn cứ chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thuế dự thảo nội dung điều chỉnh kế hoạch thanh tra và gửi đến người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra xem xét phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra.
b) Theo đề xuất của Lãnh đạo cơ quan thuế:
Căn cứ nhiệm vụ đơn vị, yêu cầu quản lý, trong trường hợp cần thiết, Lãnh đạo cơ quan thuế đề xuất điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao, trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra xem xét.
3.2. Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm.
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế;
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Cục Thuế;
c) Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế.
3.3. Nội dung, thủ tục trình phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra được thực hiện như nội dung, thủ tục trình phê duyệt kế hoạch thanh tra năm, trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh.
3.4. Định kỳ ngày 05 tháng 9 hàng năm, cơ quan thuế các cấp thực hiện tổng hợp báo cáo cơ quan quản lý thuế cấp trên về việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm. Cơ quan thuế cấp trên thực hiện phê duyệt kế hoạch thanh tra điều chỉnh trước ngày 05 tháng 10 hàng năm.
4. Các trường hợp thanh tra đột xuất.
- Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
- Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá theo qui định của pháp luật.
- Thanh tra người nộp thuế theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các trường hợp thanh tra đột xuất thực hiện theo sự phân công của Lãnh đạo cơ quan Thuế.

II. Thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.

Nick vào xem tiếp TẠI ĐÂY

Đăng nhận xét - bình luận

Đào tạo tin học KEY

CN: Lê Trọng Tấn

Địa chỉ: 203 - 205 Lê Trọng Tấn, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 22 152 521
Website: key.com.vn - Email: key@key.com.vn

CN: Nguyễn Ảnh Thủ

Địa chỉ: 765-767A (Số mới: 558-560A) Nguyễn Ảnh Thủ, P. Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 2242 2244
Website: key.com.vn - Email: key@key.com.vn

messenger
Trở lên đầu trang