Lựa Chọn Thùng Máy Và Bộ Nguồn Cho Máy Tính
Máy vi tính thường được đánh giá trước tiên qua cái nhìn từ bên ngoài, mặc dù đó là một điều sai lầm nhưng việc trang bị cho máy vi tính một thùng máy đẹp, chắc chắn và có bộ nguồn tốt là điều nên làm vì chúng sẽ góp phần mang lại sự hoạt động ổn định cho toàn bộ hệ thống.
Thùng máy (Case)
Hình dáng
- Case được làm bằng kim loại, dùng để chứa đựng các bộ phận, thiết bị của máy vi tính. Case thường được lựa chọn theo cảm tính, tuy nhiên những loại Case mắc tiền sẽ được chế tạo chắc chắn và chính xác hơn.
- Case có 2 loại: Loại để đứng (Tower) và loại để nằm (Desktop), tùy theo nhu cầu sử dụng mà chọn Case thích hợp. Case để nằm thường có không gian chật hẹp, đôi khi chỉ vừa đủ để gắn 1 HDD và 1 CD. Hiện nay loại Case đứng thông dụng hơn vì các máy vi tính có công suất lớn và sử dụng nhiều ổ dĩa nên sử dụng Case đứng có không gian rộng rải, thoáng sẽ giúp cho việc giải nhiệt tốt hơn.
Kích thước
- Case có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau và phù hợp với kích thước của các loại Mainboard khác nhau.
Chức năng
- Case thường có các nút bật/tắt (Power, On/Off), khởi động lại máy (Reset), các cổng USB và âm thanh phía trước (Micro, Headphone), đèn báo nguồn, đèn báo hoạt động của HDD.
- Ngoài ra một số case có thêm đèn màu trang trí, đồng hồ thời gian, đồng hồ nhiệt độ... Case còn có quặng hoặc quạt bên hông để giúp giải nhiệt cho máy.
Lựa chọn
- Tùy theo linh kiện bên trong mà chọn kích thước phù hợp. Nếu sử dụng Mainboard lớn hoặc lắp ráp nhiều thiết bị bên trong thì nên chọn thùng máy lớn để có đủ khoảng trống lắp đặt.
- Nếu sử dụng CPU tốc độ cao và các linh kiện có công suất lớn thì thùng máy phải có thêm quạt bên hông hoặc phía sau để thông gió.
- Thùng máy để nằm tuy gọn nhưng thường chỉ vừa đủ chỗ cho các linh kiện cần thiết tối thiểu và không có khả năng mở rộng thêm.
- Nếu bạn hay sử dụng thiết bị kỹ thuật số hoặc ổ dĩa SATA rời (HDD/CD Box) thì hãy chọn loại thùng máy có đầu cắm IE1934 và SATA External nằm ở phía trước để dễ sử dụng.
Bộ nguồn máy vi tính (Power Supply)
- Bộ nguồn là bộ phận cung cấp điện năng cho toàn bộ thiết bị bên trong máy vi tính. Bộ nguồn chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) ra thành dòng điện một chiều (DC) với các mức điện thế ổn định khác nhau để cung cấp điện năng cho các thiết bị của máy vi tính.
- Một bộ nguồn tốt, công suất cao và điện áp ổn định sẽ giúp cho máy vi tính hoạt động tốt, không bị tình trạng “treo” máy.
Các thông số cần chú ý khi lựa chọn bộ nguồn
- Bộ nguồn là linh kiện được lựa chọn sau cùng.
Công suất (power): Công suất của bộ nguồn tối thiểu phải đáp ứng đầy đủ cho các thiết bị của máy vi tính, tuy nhiên để đảm bảo cho việc nâng cấp sau này công suất của bộ nguồn luôn được tính dư thêm.
- Đối với các máy vi tính thông thường thì bộ nguồn có công suất khoảng 300W đến 350W là đủ, còn các máy vi tính có sử dụng bộ vi xử lý tốc độ cao và có gắn thêm nhiều thiết bị, ổ dĩa thì có thể cần bộ nguồn có công suất 450W hoặc hơn.
- Đầu cắm: Bộ nguồn phải có các đầu cắm tương thích với Mainboard, hiện có 2 loại: 20 chân (20 pin) và 24 chân (24 pin). Một số bộ nguồn có cả 2 loại dây cắm, dây nguồn dành cho các ỗ dĩa chuẩn SATA và cho thiết bị đồ họa VGA.
Các loại đầu cắm thông dụng của bộ nguồn
1. Đầu cắm 24 chân có thể tách rời (20 + 4) để phù hợp với các loại Mainboard khác nhau.
2. Đầu cắm dành cho các ổ dĩa ATA (HDD, CD/DVD,...)
3. Đầu cắm dành cho ổ dĩa mềm.
4. Đầu cắm dành cho các ổ dĩa SATA (HDD, CD/DVD,...)
5. Đầu cắm dành cho các Card chuẩn PCI-ex (Video Card,...)
6. Đầu cắm 3.3V và 5V dành cho một số loại Mainboard.
7. Đầu cắm 12V dành cho các Mainboard P4.
Trung tâm TIN HỌC KEY rất hân hạnh được chia sẻ với các bạn kiến thức về phần cứng máy tính. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn đọc.
Nếu bạn quan tâm đến khóa học sửa chữa máy tính bạn vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY để xem chi tiết về khóa học và NHẤP VÀO ĐÂY để gửi thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến với chúng tôi.
Trung tâm TIN HỌC KEY
ĐC: 203-205 Lê Trọng Tấn – Sơn Kỳ - Tân Phú – TPHCM
ĐT: (028) 22 152 521
Web: https://key.com.vn/