Trình tự kế toán chi phí ở các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát các bước như sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng
Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các ngành SXKD phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở Khối lượng dịch vụ phục vụ và giá thành đơn vị dịch vụ
Bước 3: Tập hợp và phân bổ CP SX chung cho các đối tượng có liên quan
Bước 4: Xác định chi phí SX dở dang cuối kỳ
Phân loại chi phí:
Phân loại theo yếu tố:
· Yếu tố nguyên vật liệu
· Yếu tố nhiên liệu, động lực SD vào quy trình sản xuất, KD trong kỳ
· Yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương
· Yếu tố TSCĐ và khấu hao
· Yếu tố dịch vụ mua ngoài
· Yếu tố chi phí khác bằng tiền
Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
· Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
· Chi phí nhân công trực tiếp
· CP sản xuất chung
· CP quản lý DN, bán hàng
3. Phân loại giá thành sản phẩm
Có nhiều cách phân loại khác nhau: Theo thời điểm và nguồn số liệu, theo chi phí phát sinh
Theo thời điểm và nguồn số liệu có:
· Giá thành kế hoạch: XĐ trước khi bước vào KD trên CS giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán kinh phí
· Giá thành định mức: XĐ trước khi bước vào SX đựơc XD trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và ko biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch
· Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các cho phí thực tế phát sinh trong SX SP
Theo chi phí phát sinh:
· Giá thành sản xuất
· Giá thành tiêu thụ
Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của SP = Giá thành SXSP + CP quản lý DN + chi phí Bán hàng |
Đối tượng tính giá thành chính là các sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính gía thành đơn vị. Đối tượng có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền SX tuỳ theo yêu cầu của cách hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
4. Phương pháp tính giá thành:
Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.
Giá thành SP HThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ |
Giá thành Sp = | Tổng Giá thành SP HThành |
Số lượng sản phẩm hoàn thành |
Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất SP được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn
Phương pháp hệ số: Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng LĐ nhưng thu được đồng thời nhiều SP Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm.
Giá thành đơn vị SP Gốc = | Tổng giá thành của tất cả các loại SP |
Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi) |
Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành ĐVị SPGốc * Hệ số quy đổi từng loại Tổng giá thành SX của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ |
Phương pháp tỉ lệ chi phí: Căn cứ vào tỉ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch, Ktoán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại
Giá thành Thực tế từng loại Sp = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CP |
Tỉ lệ CP = | Tổng giá thành thực tế của tất cả Sp |
Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả SP |
Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:
Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính- Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ |
Phương pháp liên hợp: Áp dụng kết hợp nhiều PP để tính giá thành SP
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dung trực tiếp cho việc chế tạo SP.
TK sử dụng: 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bên nợ: Tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ
Bên có: Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK này cuối kỳ không có số dư:
Việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp được tiến hành như sau:
Nếu xuất kho:
Nợ 621
Có 152: Giá thực tế VL xuất dung
Nếu nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất trực tiếp:
Nợ 621:
Nợ 133
Có Tk liên quan 111,112, 331,411
Phản ánh giá trịVL xuất dung không hết nhập lại kho:
Nợ 152:
Có 621
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ hạch toán:
Nợ 154
Có 621
Đ ối với giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để tại bộ phận sử dụng, kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán:
Nợ 621
Có 152
B. Chi phí nhân công trực tiếp:
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh
Bên có: Kết chuyển CP nhân công trực tiếp
Tk này không có số dư
· Phản ánh tổng tiền lương cho công nhân trực tiếp SX, Ktoán ghi:
Nợ 622
Có 334
· Phản ánh các khoản trích:
Nợ 622
Có 338 (3382,3383,3384)
· Kết chuyển chi phí nhân công:
Nợ 154
Có 622
C. Kế toán các khoản chi phí trả trước:
Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế phát sinh
· TK 142 chi phí trả trước:
· TK 242 Chi phí trả trứơc dài hạn
Nội dung phản ánh các tài khoản:
· Bên nợ: tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ
· Bên có: Các khoản chi phí trả trứơc đã phân bổ
· Dư nợ: Các khoản CP phải trả thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào CP KD
Cách hạch toán:
· TK 142:
· Nợ 142:tập hợp chi phí trả trước ngắn hạn:
· Nợ 133
· Có 152,153,156…
Hàng tháng kê toán XĐ giá trị hao mòn:
· Nợ 152,153, 156,641,,,:giá trị hao mòn tính vào CP mua hay bán hàng
· Có 142 (1421) Giá trị hao mòn
· TK 242: Chi phí dài hạn:
· Nợ 242:tập hợp chi phí dài hạn phát sinh
· Nợ 133: thuế
· Có 1531, 2413, 341, 111, 112…
Phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SX KD cho các đối tượng chịu CP
· Nợ 241:tính vào chi phí Đtư XDCB
· Nợ 627, 641, 642
· Có 242
Toàn bộ chi phí bán hàng, CP quản lý DN sau khi phát sinh được kết chuyển vào bên nợ TK 142 hoặc 242. Số chi phí này được chuyển dần vào TK XĐ KQ tuỳ thuộc vào Dthu ghi nhận trong kỳ:
· Chuyển CP BH + CP QL
· Nợ 142, 242
· Có 641, 642
· Kết chuyển dần:
· Nợ 911
· Có 142, 242
D. Kế toán chi phí phải trả:
Chi phí phải trả là những chi phí thực tế phát sinh nhưng chưa được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Những khoản chi phí liên quan từ 2 niên độ kế toán trở lên sẽ được đưa vào dự toán để trích trước:
TKSD: 335 (chi phí phải trả)
· Bên nợ: tập hợp chi phí phải trả được ghi nhận vào CP trong kỳ theo kế hoạch
· Bên có: Các khoản chi phí phải trả đã được ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo KH.
· Dư có: Các khoản chi phí phải trả tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
TK 335 mở chi tiết theo các tài khoản cấp 2: 3351, 3353, 3358
· Đầu kỳ tiến hành trích trước chi phí phải trả đưa vào chi phí KD
· Nợ TK lq (627, 641, 642…): ghi tăng chi phí
· Có 335(chi tiết theo từng khoản)
· Khi có phát sinh thực tế trong kỳ, ghi:
· Nợ 335
· Nợ 133
· Có 331,2413,111,112,152…
nguồn : internet
Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:
Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM
Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế