03 văn bản mới nổi bật về Kế toán - Kiểm toán

1. Điều kiện kiểm toán cho đơn vị lợi ích công chúng

Nghị định 84/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016) về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên, tổ chức kiểm toán được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.

Theo đó, tổ chức kiểm toán cho đơn vị lợi ích công chúng cần điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận đủ ĐKKD dịch vụ kiểm toán còn hiệu lực;

- Có vốn điều lệ hoặc vốn được cấp từ 06 tỷ đồng trở lên và thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu không thấp hơn 06 tỷ;

- Có ít nhất 10 kiểm toán viên, trong đó Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc có đủ kiều kiện tại Điều 6 Nghị định này;

- Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng;

- Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho ít nhất 200 đơn vị tính từ ngày 01 tháng 01 năm trước đến 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ;

- Có hệ thống kiển soát chất lượng đạt tiêu chuẩn theo quy định, đã thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

- Không thuộc các trường hợp không được xem xét tại Điều 7 Nghị định này;

- Nộp đầy đủ, đúng hạn hồ sơ đăng ký kiểm toán.

2. Thẩm quyền ký văn bản của Tổng Kiểm toán Nhà nước

Ngày 20/7/2016, Tổng Kiểm toán Nhà nước ký Quyết định 1278/QĐ-KTNN ban hành Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước.

Theo đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) có quyền ký những văn bản sau:

- Kế hoạch kiểm toán năm, Quyết định và Báo cáo kiểm toán, Quyết định thành lập Hội đồng kiểm toán;

- Văn bản QPPL theo thẩm quyền, văn bản quản lý hành chính của Kiểm toán Nhà nước, các thoả thuận quốc tế, các văn bản về tổ chức bộ máy và nhân sự ;

- Các văn bản trình, báo cáo cơ quan cấp trên;

- Dự án, đề án, văn bản, Hiệp định được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền;

- Thống nhất chủ trương đầu tư các dự án theo quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và KTNN;

- Văn bản uỷ quyền cho cấp dưới giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng KTNN;

- Công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp

- Văn bản giao cho Thủ trưởng một đơn vị ký thừa ủy quyền một số văn bản thuộc thẩm quyền ký của Tổng KTNN trong trường hợp đặc biệt.

- Các văn bản khác theo quy định của pháp luật.

Quyết định 1278/QĐ-KTNN có hiệu lực kể từ ngày ký.

3. Hướng dẫn việc trích khấu hao tài sản cố định

Ngày 06/7/2016, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 2525/LĐTBXH-KHTC nhằm hướng dẫn về thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.

Theo đó, yêu cầu các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện:

- Rà soát, phân loại những tài sản không đủ tiêu chuẩn ra khỏi danh mục TSCĐ để theo dõi dựa vào tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ tại Thông tư 162/2014/TT-BTC;

- Thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo Điều 14 Thông tư 162 đối với tất cả TSCĐ được sử dụng vào SX-KD, góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê;

- Lấy ý kiến bằng văn bản về Dự thảo Danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn TSCĐ, giá trị quy ước TSCĐ đặc biệt đơn vị đang quản lý sử dụng theo phụ lục ban hành kèm văn bản.

thuvienphapluat.vn

Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc  khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:

Khóa học kế toán ngắn hạn

Khoá học kế toán thương mại

Khoá học kế toán sản xuất

khoá học kế toán xây dựng

Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM

Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực t



Đăng nhận xét - bình luận