Tiền lương và các khoản trích theo lương 


Mức lương tổi thiểu vùng năm 2014 mới nhất theo TT 33

Kể từ ngày 01/01/2014 theo Điều 2 Thông tư Số 33/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh xã hội quy định: Mức lương tối thiều vùng năm 2014 cụ thể như sau:

  MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG

Mức lương tối thiểu vùng

  Vùng   

2.700.000 đồng/tháng

vùng 1

2.400.000 đồng/tháng

vùng 2

2.100.000 đồng/tháng

vùng 3

1.900.000 đồng/tháng

vùng 4

 
- Đó là quy định chung về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức thuế mướn lao động.
- Đó là mức lương thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động.
- Đó là mức lương thấp nhất trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
 

Chú ý: Đối với những lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) mức lương thấp nhất phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng trên.
 

Như vậy: Mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề (Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học …) phải là:

VÙNG

Mức lương tối thiểu vùng

Vùng 1

 = 2.700.000 + (2.700.000 x 7%) = 2.889.000 đồng/tháng

Vùng 2

= 2.400.000 + (2.400.000 x 7%) = 2.568.000 đồng/tháng

Vùng 3

= 2.100.000 + (2.100.000 x 7%) = 2.247.000 đồng/tháng

Vùng 4

= 1.900.000 + (1.900.000 x 7%) = 2.033.000 đồng/tháng 

 

 

Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm 2014


Kể từ ngày 1/1/2014 theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định: Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương cụ thể như sau:

 
1. Mức đóng bảo hiểm hàng tháng cụ thể như sau:

 

Các khoản trích theo lương

Đối với DN (tính vào Chi phí) (%)

Đối với người LĐ (Trừ vào lương) (%)

Cộng (%)

Bảo hiểm xã hội

18

8

26

Bảo hiểm y tế

3

1,5

4,5

Bảo hiểm thất nghiệp

1

1

2

Kinh phí công đoàn

2

2

Cộng (%)

24

10,5

34,5

 
- Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.(Hằng quý hoặc hằng tháng phải quyết toán với cơ quan BHXH)
 

2. Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc:
 
- Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.


Lưu ý: Những lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.
3. Thời hạn nộp tiền BHXH, BHYT:


a. Đóng hằng tháng:

- Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng,
(Chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước)
 
 
b. Đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần (một năm 02 lần):

- Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH

 

Chúc các bạn làm việc tốt, nếu có gì thắt mắc xin liên hệ với chúng tôi: Tin Học  KEY :Chuyên Đề  - Kế Toán


Tin học KEY- KEY ACCOUNTING SERVICES chúc các bạn thành công.

nguồn : https://key.com.vn/

Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc  khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:

Khóa học kế toán ngắn hạn

Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM

Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế




Đăng nhận xét - bình luận

Tin liên quan