Những điều cần biết về chuyển nhượng vốn.


Chuyển nhượng vốn - bên nào khai thuế?

Doanh nghiệp không thể đứng ngoài các giao dịch về chuyển nhượng vốn

Theo nguyên tắc đánh thuế thu nhập, bên nào phát sinh thu nhập thì bên đó chịu thuế. Tuy nhiên, trách nhiệm khai và nộp thuế thì chưa hẳn như vậy.

Một giao dịch chuyển nhượng vốn luôn có mặt 3 chủ thể: (A) Doanh nghiệp, (B) Bên chuyển nhượng và (C) Bên nhận chuyển nhượng. Vậy A hay B hay C chịu trách nhiệm khai nộp thuế chuyển nhượng vốn? Xem bảng sau:

Bảng phân loại trách nhiệm khai - nộp thuế chuyển nhượng vốn:

 
Doanh nghiệp 
(A)
Bên chuyển nhượng 
(B)
Bên nhận chuyển nhượng 
(C)

A sẽ phải chịu thuế chuyển nhượng vốn nếu:

- Không yêu cầu B hoặc C xuất trình Thông báo xác nhận không phát sinh thuế hoặc xác định số thuế phải nộp (mẫu 12-1/TB-TNCN) khi hoàn tất thủ tục thay đổi Danh sách thành viên góp vốn

- Cả B và C đều là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam (*)

B sẽ phải chịu thuế chuyển nhượng vốn nếu:

- Là đối tượng cư trú tại Việt Nam (bao gồm: công dân Việt Nam, doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên)

- Nếu B là doanh nghiệp, tức doanh nghiệp này góp vốn vào doanh nghiệp khác thì khi chuyển nhượng chỉ cần phát hành hóa đơn, tính thuế chuyển nhượng vốn theo chính sách về thuế TNDN (**)

C sẽ phải chịu thuế chuyển nhượng vốn nếu:

- B là đối tượng không cư trú tại Việt Nam [1] (tức không cư trú tại Việt Nam hoặc cư trú chưa đủ 183 ngày trong năm Dương lịch) (*)

(*) Thuế suất chuyển nhượng vốn trong trường hợp này là 0,1% tính trên giá chuyển nhượng [2]

(**) Không phân biệt người nhận chuyển nhượng là cá nhân hay doanh nghiệp khác. Trị giá hóa đơn là giá chuyển nhượng theo Hợp đồng, dòng thuế thuế gạch chéo, không ghi, tức không bị tính thuế GTGT (Công văn số 3703/TCT-CS ngày 23/10/2012 của Tổng cục Thuế)

Cần biết thêm, trước ngày 1/7/2013, doanh nghiệp (A) hầu như vô can trong trách nhiệm khai thuế của B hoăc C. Sau thời điểm này, quy định mới [3] về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của Bộ Tài chính gán trách nhiệm cho A kiểm soát việc khai thuế TNCN của B hoặc C khi làm thủ tục thay đổi Danh sách thành viên góp vốn. Thiếu giám sát trong trường hợp này A phải tự gánh lấy phần thuế chuyển nhượng vốn của B hoặc C

Việc khai thuế chuyển nhượng vốn là bắt buộc [4], bất kể giá chuyển nhượng chỉ bằng hoặc thậm chí thấp hơn giá vốn. Nếu không phát sinh chênh lệch (lãi), mẫu số 12-1/TB-TNCN của cơ quan Thuế sẽ xác nhậnkhông phát sinh số thuế phải nộp.

http://luatvietnam.net/gdpl/18227/chuyen-nhuong-von/van-phai-nop-to-khai-thue-chuyen-nhuong-von-du-khong-co-thu-nhap-chiu-thue.html


Thuế chuyển nhượng vốn – có thể nhiều hơn 20%

Thuế suất chuyển nhượng vốn là 20% tính trên phần lãi giữa giá chuyển nhượng và giá vốn [3]. Trong đó, giá vốn được căn cứ trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng

Tuy nhiên, nếu giá vốn hiện tại cao hơn mức vốn góp ban đầu thông qua việc Công ty dùng lợi tức sau thuế để tăng vốn điều lệ thì phần chênh lệch giữa giá vốn và vốn góp ban đầu phải chịu 5% thuế đầu tư vốn [5].

Ví dụ: tại thời điểm thành lập, ông A có mức vốn góp 500 triệu đồng. Sau một thời gian, thay vì mỗi thành viên được chia lợi tức 200 triệu đồng, Công ty quyết định ghi tăng toàn bộ vào vốn điều lệ, nâng tổng vốn góp của ông A lên 700 triệu đồng. Trường hợp ông A chuyển nhượng phần vốn góp của mình với giá 800 triệu đồng thì có đến 2 khoản thuế mà ông phải nộp gồm:

- Thuế đầu tư vốn: 200 triệu đồng x 5% = 10 triệu đồng

- Thuế chuyển nhượng vốn: (800 tr – 700 tr) x 20% = 20 triệu đồng

- Tổng cộng: 30 triệu đồng

(Nguồn: Công văn số 4645/TCT-TNCN ngày 27/12/2013 của Tổng cục Thuế)


Chuyển nhượng cổ phần, bên nào khai thuế?

Theo hướng dẫn tại Công văn số 7041/CT-TTHT ngày 18/9/2013 của Cục thuế TP. HCM, trường hợp cổ đông của Công ty cổ phần chuyển nhượng cổ phần đang nắm giữ cho cá nhân hay tổ chức khác thì việc kê khai thuế TNCN thực hiện theo cùng quy định với chuyển nhượng chứng khoán.

Trách nhiệm kê khai thuế được xác định theo từng trường hợp như sau:

1. Nếu là cổ phần của Công ty đại chúng có niêm yết trên sàn chứng khoán thì Công ty chứng khoán hoặc Ngân hàng thương mại hoặc Công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế TNCN với thuế suất 0,1% trên giá bán

2. Nếu là cổ phần của Công ty chưa niêm yết nhưng có ủy quyền cho một Công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông thì Công ty chứng khoán chịu trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế TNCN cũng với thuế suất 0,1% trên giá bán

3. Nếu không thuộc 2 trường hợp kể trên thì cá nhân người chuyển nhượng cổ phần chịu trách nhiệm kê khai nộp thuế TNCN. Thuế suất được áp dụng chung theo mức 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần. Trong trường hợp này, tương tự như chuyển nhượng vốn, khi làm thủ tục thay đổi Danh sách cổ đông, phía doanh nghiệp vẫn phải yêu cầu người chuyển nhượng cổ phần xuất trình Thông báo nộp thuế chuyển nhượng chứng khoán (mẫu số 12-1/TB-TNCN) của cơ quan Thuế nếu không muốn chịu trách nhiệm kê khai và nộp thay [6]


Giao dịch bằng tiền mặt có được chấp nhận?

Quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP chỉ mới cấm giao dịch bằng tiền mặt khi chuyển nhượng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau. Như vậy, nếu một bên trong giao dịch chuyển nhượng vốn là cá nhân hoặc không phải là doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì vẫn có thể thanh toán bằng tiền mặt

                                                                                                                                    HTLong (LuatVietnam)

Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc  khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:

Khóa học kế toán ngắn hạn

Khoá học kế toán thương mại

Khoá học kế toán sản xuất

khoá học kế toán xây dựng

Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM

Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế


Đăng nhận xét - bình luận