Hoa hồng lên hơn 500 lần
Hôm qua (29.6), Cục Cạnh tranh - Bảo vệ
người tiêu dùng (Bộ Công thương) cảnh báo về việc xuất hiện rất nhiều mô hình, dự án được giới thiệu là “kinh doanh hệ thống”, “kinh doanh mạng”, “sàn thương mại điện tử tràn tầng” hay “
đa cấp thời đại 4.0”.
Đó là Onelinknetwork.com; ChiliMall.net; Vitae.co; Crowd1.com; Tcapital.org; Winvest.io… đang mời gọi người tham gia kinh doanh và đầu tư mua cổ phiếu nội bộ với những nguồn thu nhập cực kỳ hấp dẫn.
Chẳng hạn, Onelinknetwork.com được giới thiệu là một công ty
đầu tư tài chính trực tuyến được thành lập ở Dubai và 2 chi nhánh đặt tại Singapore, Macao. Dự án này mới ra mắt tại Việt Nam vào giữa tháng 4 vừa qua và kêu gọi mọi người tham gia bằng cách đăng ký mua đồng tiền số của dự án mang tên OneLink Coin (OLX). Giá bán khởi điểm đồng OLX là 0,4 USD và lộ trình tăng giá được vẽ ra có thể đạt đến 10 USD hay thậm chí lên đến 20 USD trong thời gian khoảng 4 năm.
Bên cạnh đó, người tham gia với gói 500 OLX (tương đương 200 USD) sẽ nhận được
hoa hồng trực tiếp 10%. Sau đó nếu tiếp tục giới thiệu người tham gia (từ F2 - F8) sẽ nhận được hoa hồng 5% cho mỗi người tham gia. Một người có thể nhận được tổng cộng 45% hoa hồng khi tuyến dưới đầu tư bao gồm 10% F1 và 35% từ F2 đến F8…
Hay mạng Vitae.co được giới thiệu đặt trụ sở tại Thụy Sĩ và đã ra mắt vào năm 2018, sau đó giới thiệu tại nhiều nước gồm cả Việt Nam. Theo các nội dung quảng cáo, khi đăng ký tham gia Vitae, khách hàng có ngay 1 gói like gồm 150 like và có ngay 1 vị trí tại cây ma trận 5x5 của tuyến trên.
Vitae chốt thu nhập tại tầng 5, khi đầy các vị trí trong cây ma trận, bạn sẽ có thu nhập là 344,1 USD. Nếu người tham gia giới thiệu ra 1 người và người đó đầy cây 5x5 sẽ được hưởng quyền bảo trợ là 101,55 USD. Vitae cho phép mua tối đa mỗi ngày chỉ 20 vị trí, và sau 24 giờ mới được mua tiếp 20 vị trí tiếp theo.
Mỗi vị trí mua với giá 0,6 USD, khi đầy cho thu nhập 344 USD đối với người có vị trí đầu tiên (tương ứng mức lãi 573 lần). Nếu người mua 20 vị trí mỗi ngày, khi đầy cho thu nhập 6.880 USD; mỗi tháng mua 600 vị trí (tương đương 360 USD), khi đầy cho thu nhập 206.400 USD...
“Thu nhập bên cây ma trận 5x5 là thu nhập thụ động không giới hạn, tiền rơi vào đầu bạn ngay cả khi bạn đang ngủ”, bài viết giới thiệu về Vitae.com quảng bá.
Lợi nhuận ảo
Cục Cạnh tranh - Bảo vệ người tiêu dùng nhận định các dự án này thường có các điểm chung là hướng đến đối tượng trẻ và mong muốn khởi nghiệp; thường được giới thiệu có quy mô mang tầm quốc tế, mang sứ mệnh thời đại 4.0. Đồng thời đưa ra nhiều lợi ích gồm hoa hồng, thu nhập cao ngất ngưởng, người tham gia không cần tính toán nhiều cũng có thể thấy là lợi ích, nhanh chóng đổi đời.
Tuy nhiên, cơ quan này nhấn mạnh: thành quả kinh doanh hay kết quả đầu tư của người tham gia lại không được ghi nhận trên bất kỳ tài liệu chính thức nào mà chỉ được ghi nhận thông qua tài khoản trên website. Người đầu tư không được cấp giấy chứng nhận hay xác nhận chính thức nào từ một pháp nhân theo quy định của Việt Nam. Do đó, người tham gia sẽ không có căn cứ để yêu cầu đòi quyền lợi khi có vấn đề trục trặc kỹ thuật trên hệ thống hoặc những chủ dự án hay người giới thiệu cố ý thoái thác trách nhiệm.
Ông Phan Dũng Khánh,
giảng viên đầu tư tài chính Trường Doanh nhân Bizlight, cảnh báo: “Tiền trả là tiền ảo hoặc tiền do họ tự phát hành hoặc chỉ ghi nhận trên sổ sách nhưng dư sức khiến bạn vui vẻ đi quảng cáo giùm họ, chưa kể mỗi lần bạn dụ được một người sẽ được trả thêm ngay lập tức vào tài khoản của bạn. Người tham gia hầu như không thể rút được tiền. Những tài khoản này và tiền của bạn sẽ luôn biến mất trước khi khoản đóng góp (gói đầu tư) của bạn đến hạn”.
“Tất cả lợi nhuận nào được cam kết vượt quá 3 lần
lãi suất ngân hàng đều có mùi
lừa đảo. Bởi ngân hàng vốn là nhà đầu tư đẳng cấp cao nhất mà họ không dám hứa hẹn cho khách hàng lợi nhuận cao thì hà cớ gì mấy dự án mới có thể làm được chuyện đó?”, ông Khánh nhấn mạnh.
Những vụ lừa đảo đa cấp biến tướng, tiền ảo đã xuất hiện nhiều trong thời gian qua. Những người đưa ra các dự án theo hình thức đa cấp lừa đảo đều đã chuẩn bị các phương án rút lui, đặc biệt là tẩu tán tài sản, chuyển tiền cho người thân… Đến khi vụ án được khởi tố thì tài sản hầu như không còn.
Luật sư Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty luật Kinh Luân (TP.HCM)
Nhiều sinh viên “du học” bất ngờ về nhà
Sau khi Báo
Thanh Niên đăng tải loạt bài điều tra
Vén màn bí mật hàng loạt SV “mất tích”, các SV từng mang hồ sơ “du học” Phần Lan về nhà được bố mẹ cho hàng trăm triệu đồng, bất ngờ trở về nhà.
Ngày 29.6, bà T. (ngụ
Bình Thuận) gọi điện thông báo cho PV
Thanh Niên về việc con gái của bà đã trở về nhà sau gần 10 tháng “mất tích”. Theo bà T., con gái bà đang theo học năm 2 tại một trường ĐH ở TP.HCM. Tháng 8.2019, con gái bà T. mang “hồ sơ du học” về xin gần 400 triệu đồng để qua nước ngoài học. Sau khi chuyển tiền cho con, bà T. phát hiện hồ sơ du học giả thì cũng là lúc con gái bà bỗng nhiên “mất tích”.
Tương tự, ông S. (ngụ Quảng Ngãi) cho biết con gái ông vào TP.HCM học đại học được 2 tháng thì mang hồ sơ học bổng về xin 428 triệu đồng đi Phần Lan du học.
Tin lời con gái, vợ chồng ông cũng đã vay mượn 428 triệu đồng đưa cho con và tiễn con ra tận sân bay đi du học. Mới đây, ông S.
đọc Báo Thanh Niên thấy có nhiều tình tiết giống trường hợp con mình nên kiểm tra thì phát hiện hồ sơ du học giả; con gái ông chưa xuất cảnh. Ông nhờ PV
Thanh Niên kết nối các cơ quan chức năng tìm kiếm và đã tìm được con sau gần 10 tháng “mất tích”.
Công Nguyên"
Link bài viết gốc: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/lai-no-ro-kinh-doanh-da-cap-lua-dao-1245082.html