Xử lý văn bản căn bản

Kiến thức cơ bản về văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản
Khái niệm văn bản
  1. Hiểu khái niệm văn bản theo nghĩa thông thường.
  2. Biết cách tổ chức và định dạng một văn bản.
Soạn thảo văn bản và xử lý văn bản
  1. Biết các thao tác thông thường để có được một văn bản theo yêu cầu: Soạn thảo nội dung (tạo mới hoặc sử dụng nội dung có sẵn), biên tập văn bản (thêm bớt, sửa chữa nội dung, thay đổi định dạng, thêm minh họa, tạo các liên kết, tham chiếu, hoàn chỉnh văn bản), lưu giữ văn bản, in ấn và phân phối văn bản.
  2. Biết một số phần mềm xử lý văn bản khác nhau như LibreOffice Writer, OpenOffice Writer, Microsoft Word.
  3. Biết chức năng chính của một phần mềm xử lý văn bản.
Sử dụng một phần mềm xử lý văn bản cụ thể
Mở, đóng phần mềm xử lý văn bản
  1. Biết các cách mở, đóng phần mềm xử lý văn bản trực tiếp và gián tiếp.
  2. Nhận biết các yếu tố trong giao diện làm việc của phần mềm như thanh chức năng, thanh công cụ, các cửa sổ. Biết cách thay đổi giao diện của phần mềm như ẩn/hiện các thanh công cụ. Sử dụng được tính năng trợ giúp.
  3. Biết cách thay đổi kích thước cửa sổ, mở nhiều cửa sổ và sắp xếp chúng trên màn hình làm việc.
  4. Biết cách thay đổi một số thiết đặt ban đầu (ví dụ: ngôn ngữ làm việc, thư mục lưu văn bản mặc định) để thuận tiện và nâng cao năng suất làm việc.
Mở văn bản có sẵn, tạo văn bản mới, lưu, xóa văn bản
  1. Biết cách tìm và mở một văn bản có sẵn. Biết cách phóng to, thu nhỏ văn bản.
  2. Biết cách chuyển một tài liệu từ các định dạng khác (bảng tính, trang trình chiếu, văn bản tạo từ các phần mềm khác) thành văn bản làm việc.
  3. Biết cách soạn thảo một tài liệu mới: gõ bàn phím, gõ dấu tiếng Việt, chèn một số ký tự, ký hiệu đặc biệt như ©, ®, ™, các chữ cái Hy Lạp vào văn bản.
  4. Biết cách lưu tài liệu đang mở vào một thư mục với tên cũ hoặc đổi tên mới. Biết cách lưu văn bản vào thư mục khác, ổ đĩa khác.
  5. Biết các kiểu tệp tin khác nhau dùng để lưu văn bản, tài liệu.
  6. Biết cách mở nhiều văn bản cùng lúc. Biết cách sắp xếp các cửa sổ văn bản trên màn hình. Biết cách kích hoạt một văn bản để làm việc và chuyển từ văn bản làm việc này sang văn bản làm việc khác.
  7. Biết cách xóa một văn bản.
Biên tập nội dung văn bản
  1. Biết xác định các đơn vị văn bản như ký tự, từ, cụm từ (dòng, câu), đoạn văn, các đối tượng nhúng vào văn bản (bảng, đối tượng đồ họa), trang và toàn bộ văn bản. Biết cách chọn (đánh dấu) các đơn vị văn bản và toàn bộ nội dung văn bản.
  2. Biết cách di chuyển đến các trang văn bản khác nhau (trang trước, trang sau, nhảy đến một trang cụ thể).
  3. Biết cách thêm (chèn, ghi đè), xóa, sửa các ký tự, từ, cụm từ, và các đơn vị khác trong một văn bản.
  4. Biết cách tìm kiếm các ký tự, từ, cụm từ. Biết cách thay thế các ký tự, từ, cụm từ nhất định trong văn bản.
  5. Biết cách cắt, dán, sao chép, di chuyển một đơn vị, một phần văn bản bên trong một tài liệu sang các tài liệu đang mở khác.
  6. Biết cách sử dụng lệnh hủy kết quả vừa làm (undo), lấy lại kết quả vừa làm (redo).
Xử lý lỗi hiển thị tiếng Việt
  1. Biết cách loại bỏ các hiệu ứng điều chỉnh tự động (autocorrect) có sẵn trong phần mềm soạn thảo đối với văn bản tiếng Việt.
  2. Biết cách loại bỏ các hiển thị không mong muốn (ví dụ: đường sóng) xuất hiện trong văn bản tiếng Việt. Biết cách xử lý lỗi khi sao chép và dán (smart cut and paste).
Định dạng văn bản
Định dạng văn bản (text)
  1. Biết cách thay đổi phông chữ (cỡ chữ, kiểu chữ), các kiểu hiển thị khác nhau (đậm, nghiêng, gạch dưới)
  2. Biết cách ghi chỉ số dưới (subscript), chỉ số trên (superscript).
  3. Biết cách thay đổi màu ký tự và màu nền văn bản.
  4. Biết cách chuyển đổi chữ hoa /chữ thường.
  5. Biết cách ngắt từ (hypernation) khi xuống dòng.
Định dạng đoạn văn
  1. Hiểu khái niệm đoạn văn (paragraph). Biết cách chọn (đánh dấu) một đoạn văn.
  2. Biết cách thêm, bỏ các dấu đoạn (paragraph mark), dấu ngắt dòng (line break).
  3. Biết cách thụt lề (indent), căn lề (trái, giữa, phải, đều hai biên).
  4. Hiểu công dụng, biết cách thiết lập, gỡ bỏ và sử dụng nhảy cách (tab) (ví dụ: căn trái, căn giữa, căn phải).
  5. Biết cách điều chỉnh khoảng cách giữa các đoạn văn.
  6. Biết cách điều chỉnh khoảng cách dãn dòng trong đoạn văn.
  7. Biết cách tạo/bỏ tạo một danh sách đồng mức bằng cách dùng đánh dấu tự động (bullet) hoặc đánh số tự động (numbering). Biết cách thay đổi các kiểu dấu tự động, kiểu đánh số tự động khác nhau. Đánh số tự động các đoạn văn bản.
  8. Biết cách tạo đường viền, bóng/nền cho một đoạn văn.
Kiểu dáng (style)
Hiểu khái niệm kiểu dáng (style). Biết cách áp dụng một kiểu dáng đang được dùng cho ký tự vào một văn bản.
  1. Biết cách áp dụng một kiểu dáng mà một đoạn văn đang dùng cho một hoặc nhiều đoạn nữa.
  2. Biết cách sử dụng công cụ sao chép định dạng.
Nhúng (embed) các đối tượng khác nhau vào văn bản
  1. Biết cách thêm một khung bảng vào văn bản.
  2. Biết cách nhập và biên tập dữ liệu trong các ô của bảng.
  3. Biết cách chọn dòng, cột, ô, hoặc toàn bộ bảng.
  4. Biết cách thêm, xóa dòng và cột.
  5. Biết cách sửa đổi chiều rộng của cột, chiều cao của dòng.
  6. Biết cách thay đổi kiểu đường viền, chiều rộng, chiều cao, màu sắc cho ô.
  7. Biết cách thêm bóng và màu nền cho các ô của bảng.
  8. Biết cách xóa bảng khỏi văn bản.
  9. Biết cách chèn một hình minh họa (tranh, ảnh, biểu đồ, hình vẽ) vào một vị trí xác định trong văn bản.
  10. Biết cách chọn đối tượng đồ họa, sao chép, di chuyển một đối tượng bên trong một tài liệu, hoặc từ tài liệu này sang tài liệu khác.
  11. Biết cách thay đổi kích thước hình minh họa. Biết cách xóa một hình minh họa khỏi văn bản.
Hộp văn bản
  1. Biết cách nhập một hộp văn bản (text box) mới hoặc lấy một hộp văn bản từ thư viện đưa vào văn bản.
  2. Biết cách định dạng cho hộp văn bản.
  3. Biết cách lưu hộp văn bản.
Tham chiếu (reference)
  1. Biết cách thêm, sửa, xóa chú thích tại chân trang (footnote), chú thích tại cuối bài (endnote).
  2. Biết cách thêm, sửa, xóa việc đánh số trang.
Hoàn tất văn bản
  1. Biết cách căn lề toàn bộ văn bản (căn trái, phải, giữa, đều hai bên)
  2. Biết cách thêm, bỏ ngắt trang (page break)
  3. Biết cách thêm, bỏ đầu trang (header), chân trang (footer) cho văn bản.
  4. Biết cách đặt các chế độ bảo vệ khác nhau cho văn bản.
Kết xuất và phân phối văn bản
In văn bản
  1. Biết cách đặt, hiệu chỉnh các tham số cho trang in: hướng in dọc (portrait), in ngang (landscape), lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải, khổ giấy.
  2. Biết khái niệm tác vụ (task) in, hàng đợi (queue) in.
  3. Biết cách theo dõi trạng thái in, xóa, khôi phục tác vụ in.
  4. Biết cách thực hiện in văn bản: in toàn bộ, in chọn trang, in một bản, in nhiều bản.
Phân phối văn bản
  1. Biết cách lưu văn bản dưới các kiểu tệp khác nhau (rtf, pdf, txt, định dạng của các phiên bản khác nhau).
  2. Biết cách đặt mật khẩu để kiểm soát truy nhập tệp văn bản.
  3. Biết cách đính kèm văn bản theo thư điện tử.
  4. Biết cách lưu văn bản trên mạng (ghi vào các ổ mạng, các thư mục trực tuyến).
Soạn thông điệp và văn bản hành chính
Soạn thảo một thông điệp
  1. Biết cách soạn một thông điệp bình thường như thông báo, thư.
  2. Soạn và xử lý một văn bản hành chính mẫu
  3. Biết cách soạn và định dạng một văn bản hành chính (tùy chọn) theo mẫu quy định.
Đăng nhận xét - bình luận

Đào tạo tin học KEY

CN: Lê Trọng Tấn

Địa chỉ: 203 - 205 Lê Trọng Tấn, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 22 152 521
Website: key.com.vn - Email: [email protected]

CN: Nguyễn Ảnh Thủ

Địa chỉ: 765-767A (Số mới: 558-560A) Nguyễn Ảnh Thủ, P. Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 2242 2244
Website: key.com.vn - Email: [email protected]

Trở lên đầu trang