Sử dụng internet căn bản

Kiến thức cơ bản về Internet
Các khái niệm/thuật ngữ thường gặp
  1. Hiểu thuật ngữ Internet.
  2. Biết các ứng dụng chính của Internet: truyền thông - liên lạc, chuyển tệp, tra cứu và cung cấp thông tin, làm việc và kinh doanh trực tuyến.
  3. Hiểu khái niệm dịch vụ Internet và vai trò của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
  4. Hiểu thuật ngữ World Wide Web và web. Hiểu các khái niệm: địa chỉ của một tài nguyên trên Internet (URL - Uniform Resource Locator), cấu trúc và các thành phần của nó; siêu liên kết (hyperlink).
  5. Hiểu các khái niệm trang thông tin điện tử (website), trang web (webpage), trang chủ (homepage).
  6. Hiểu khái niệm và chức năng của trình duyệt web (browser) và biết tên một số trình duyệt web hay dùng như Mozilla Firefox, Chromium, Internet Explorer, Opera.
  7. Biết khái niệm bộ (máy) tìm kiếm (search engine) và biết tên một số bộ tìm kiếm phổ biến.
Bảo mật khi làm việc với Internet
  1. Biết về một số rủi ro khi tham gia vào cộng đồng ảo và hoạt động trực tuyến như vô ý tiết lộ thông tin cá nhân, bị quấy rầy, bị lợi dụng.
  2. Hiểu khái niệm và vai trò của việc mật mã hóa (encryption) đối với một số nội dung khi truyền đi trên Internet.
  3. Hiểu khái niệm và vai trò của tường lửa (firewall), biết cách bảo vệ các mạng bằng định danh truy nhập (tên người dùng và mật khẩu).
  4. Nhận biết một website được bảo mật (Ví dụ: giao thức https, ký hiệu “khóa”).
  5. Biết về các lựa chọn để kiểm soát việc sử dụng Internet (Ví dụ: đối với trẻ em): giám sát, hạn chế duyệt web, giới hạn các trò chơi máy tính, hạn chế thời gian sử dụng máy tính.
Sử dụng trình duyệt web
Thao tác duyệt web cơ bản
  1. Biết cách mở, đóng một trình duyệt web. Biết cách sử dụng chức năng trợ giúp của trình duyệt.
  2. Biết cách nhập một địa chỉ web (URL) vào thanh địa chỉ và chuyển tới địa chỉ web đó.
  3. Biết cách hiển thị trang web trong cửa sổ mới, tab mới.
  4. Biết cách ngừng tải một trang web về, cách khôi phục (refresh) việc tải một trang web.
Thiết đặt (setting)
  1. Biết cách đặt trang chủ/trang đầu cho trình duyệt web.
  2. Biết cách xóa một phần hay toàn bộ lịch sử duyệt web.
  3. Hiểu khái niệm và công dụng của cửa sổ bật ra (pop-up), cúc-ki (cookie) khi duyệt web. Biết cách cho phép hay không cho phép (khóa) đối với các pop-up và/hoặc cookie.
  4. Biết cách xóa các tệp tin trung gian, tập tin tạm thời lấy về từ Internet.
  5. Chuyển hướng từ nguồn nội dung Internet này qua nguồn khác
  6. Biết cách dùng thanh địa chỉ, lịch sử duyệt web để chuyển hướng.
  7. Biết cách kích hoạt một siêu liên kết.
  8. Biết cách chuyển đến trang chủ của website; đến trang web trước, trang web sau trong các trang web đã duyệt.
Đánh dấu
  1. Biết cách đặt/xóa đánh dấu (bookmark) một trang web.
  2. Biết cách hiển thị trang web đã đánh dấu.
  3. Biết cách tạo, xóa thư mục đánh dấu; thêm các trang web vào một thư mục đánh dấu.
Sử dụng Web
Biểu mẫu và sử dụng một số dịch vụ công
  1. Hiểu khái niệm biểu mẫu (form) và công dụng của nó
  2. Biết cách sử dụng các hộp văn bản (text box), danh sách kéo xuống (drop-down menu), hộp danh sách (list box), hộp kiểm tra (check box), nút bấm (radio button) để điền một biểu mẫu trên web.
  3. Biết cách gửi (submit) biểu mẫu, thiết lập lại một biểu mẫu trên web.
  4. Biết cách đăng nhập vào trang mạng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Biết cách đăng nhập, khai báo biểu mẫu và gửi đi biểu mẫu tương ứng.
  5. Tìm kiếm, bộ tìm kiếm (máy tìm kiếm)
  6. Biết chọn một bộ tìm kiếm cụ thể (ví dụ: Coccoc, Google) và tiến hành tìm kiếm thông tin bằng việc sử dụng một từ khóa, cụm từ.
  7. Biết sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao để thu hẹp phạm vi tìm kiếm (theo cụm từ chính xác, không bao gồm các từ, ngày tháng, định dạng tệp).
  8. Biết cách tìm và sử dụng các từ điển, bách khoa thư, các website nội dung đa phương tiện trên Internet như website từ điển, bách khoa toàn thư, các website cung cấp nhạc, video.
Lưu nội dung
  1. Biết các cách khác nhau để lưu lại nội dung tìm thấy trên web. Biết cách ghi lại một trang web vào một thư mục.
  2. Biết cách tải các tệp tin từ web về và ghi vào một thư mục, sao chép văn bản, hình ảnh, địa chỉ (URL) từ một trang web vào trong tài liệu.
  3. Chuẩn bị in và in
  4. Biết cách chuẩn bị một trang web để in: thay đổi hướng trang in, kích cỡ giấy, lề trang in. Xem trang web trước khi in.
  5. Biết cách chọn lựa phương án đưa ra: toàn bộ trang web, các trang cụ thể, phần văn bản được chọn, số lượng bản sao và in.
Sử dụng thư điện tử
  1. Khái niệm và nguy cơ khi sử dụng thư điện tử
  2. Hiểu khái niệm thư điện tử (e-mail) và công dụng chính của nó. Hiểu thành phần và cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử.
  3. Biết về khả năng nhận được thư điện tử không mong muốn. Biết khái niệm lừa đảo (phishing) và nhận diện sự lừa đảo thông thường.
  4. Biết nguy cơ lây nhiễm virus máy tính do mở một thư điện tử không an toàn, do mở một tệp tin đính kèm.
Viết và gửi thư điện tử
  1. Biết cách mở, đóng phần mềm thư điện tử. Mở, đóng một thư điện tử.
  2. Biết cách ẩn/hiện các thanh công cụ, ruy-băng. Biết cách sử dụng chức năng trợ giúp của phần mềm thư điện tử.
  3. Biết cách điền nội dung các trường Người nhận (To), Đồng gửi (Copy, Cc), Đồng gửi không hiển thị (Blind copy, Bcc), Chủ đề (Subject)
  4. Biết cách viết một thư điện tử mới; biết cách sao chép văn bản từ một nguồn khác vào trong thư điện tử.
  5. Hiểu sự cần thiết của việc ghi chủ đề thư ngắn gọn và chính xác, trả lời thư ngắn gọn, kiểm tra chính tả trước khi gửi thư.
  6. Biết sử dụng công cụ kiểm tra chính tả và sửa lỗi chính tả.
  7. Biết cách đính kèm hoặc hủy đính kèm một tệp theo thư. Biết các hạn chế khi gửi các tệp đính kèm: kích thước tối đa, các kiểu tệp hợp lệ.
  8. Biết cách lưu bản nháp (draft) của email; gửi e-mail, gửi e-mail với các ưu tiên.
Nhận và trả lời thư điện tử
  1. Biết cách lấy thư về, mở thư và lưu tệp đính kèm (nếu có) vào một thư mục; xem và in nội dung thông điệp nhận được.
  2. Biết phân biệt và sử dụng chức năng trả lời (reply), trả lời cho tất cả (reply to all); biết cách chuyển tiếp (forward) thư điện tử.
  3. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thư điện tử
  4. Biết cách sử dụng chức năng lọc trong hộp thư đến (ví dụ: theo người gửi, chủ đề, ngày nhận) để tìm nhanh thư.
  5. Biết cách đặt các chế độ trả lời có kèm theo/không kèm theo các thông điệp ban đầu.
  6. Biết cách đặt/loại bỏ cờ hiệu (flag) cho thư điện tử; đánh đấu đọc, chưa đọc; nhận ra một thư là đã đọc, chưa đọc.
  7. Biết cách sắp xếp, tìm kiếm thư theo tên, ngày tháng, kích cỡ.
  8. Biết cách tạo, xóa thư mục thư; di chuyển thư tới một thư mục thư
  9. Biết cách xóa thư (bỏ vào thùng rác) và khôi phục một thư bị xóa. Biết cách xóa hẳn thư (dọn sạch thùng rác).
  10. Biết tác dụng của Sổ địa chỉ; cách thêm/xóa thông tin trong sổ địa chỉ; cách cập nhật sổ địa chỉ từ e-mail đến.
  11. Biết cách tạo, cập nhật danh sách phân phát thư.
Một số dạng truyền thông số thông dụng
  1. Dịch vụ nhắn tin tức thời (IM)
  2. Hiểu khái niệm dịch vụ nhắn tin tức thời (IM).
  3. Biết những lợi ích chủ yếu của việc nhắn tin tức thời (IM) như truyền thông thời gian thực, biết có hay không người liên hệ đang trực tuyến, chi phí thấp và khả năng truyền tải tệp tin.
  4. Hiểu khái niệm đàm thoại dùng giao thức Internet (VoIP), biết các ứng dụng phổ biến của nó, “hội nghị từ xa”.
Cộng đồng trực tuyến
  1. Hiểu khái niệm cộng đồng trực tuyến (cộng đồng ảo). Các ví dụ: website mạng xã hội, diễn đàn Internet, phòng chat (chat room), trò chơi máy tính trực tuyến.
  2. Biết về trang tin cá nhân (blog) như một dạng xuất bản cá nhân, ích lợi và các hạn chế thông dụng.
Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử
  1. Biết các chức năng của một trang mạng bán hàng trực tuyến. Biết cách đăng nhập, tìm kiếm thông tin về hàng hóa, chọn mua hàng và tạo giỏ hàng.
  2. Biết cách khai báo các thông tin, điền các biểu mẫu để thực hiện việc thanh toán và yêu cầu giao hàng.
  3. Biết các dịch vụ ngân hàng điện tử cơ bản. Biết chức năng chính của một phần mềm ngân hàng điện tử thông thường.
  4. Biết cách mở tài khoản, đăng nhập và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử: gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán mua hàng.
Đăng nhận xét - bình luận

Đào tạo tin học KEY

CN: Lê Trọng Tấn

Địa chỉ: 203 - 205 Lê Trọng Tấn, P. Sơn Kỳ, Q. Tân Phú, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 22 152 521
Website: key.com.vn - Email: [email protected]

CN: Nguyễn Ảnh Thủ

Địa chỉ: 765-767A (Số mới: 558-560A) Nguyễn Ảnh Thủ, P. Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 2242 2244
Website: key.com.vn - Email: [email protected]

Trở lên đầu trang